Sustainable Construction
Lorem ipsum dolor...
“Tôi vào nghề bác sĩ chuyên ngành đột quỵ được hơn 10 năm, nhưng thật buồn vì thường xuyên phải hỏi những câu đầy sự tiếc nuối và được đáp lại bằng những câu khá mơ hồ: - Sao bác đến viện muộn thế? - Bác bệnh nhân ngồi xe lăn, một bên tay thõng xuống không động đậy, giọng méo mó trả lời “Tối hôm trước tôi thấy hơi tê yếu một chút rồi hết nên tưởng không vấn đề gì, định hôm sau đi khám, ai ngờ đêm qua sáng dậy thì không bước đi được nữa”.
Cơn thiếu máu thoáng qua được báo hiệu bằng những cơn tê yếu nhẹ rồi tự hết, ẩn chứa nguy cơ những cơn đột quỵ thật sự sắp đến. Nếu người bệnh và gia đình nhận biết được dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và đến bệnh viện sớm, có thể tránh được những hậu quả không đáng có như trường hợp người bệnh kể trên.
Tỷ lệ đột quỵ tái phát sau cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs) rất cao, trong 90 ngày đầu tiên là 17,3%, đặc biệt những ngày đầu là 5,1%, tuần đầu là 8,0% (Theo Oxford vascular study). Nếu tái phát thì nguy cơ di chứng nặng khoảng 30%, người bệnh không thể tự vận động độc lập khi ra viện.
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một dạng rối loạn chức năng thần kinh ngắn, gây các triệu chứng giống như đột quỵ não nhưng kéo dài thường dưới 1 giờ. Do đó, tình trạng này ít nguy hiểm hơn đột quỵ não song không nên chủ quan, người bệnh cần theo dõi sát sao và điều trị để hạn chế tối đa di chứng có thể gặp phải.
Thông qua biểu hiện bệnh, rất khó để phân biệt người bệnh bị cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ não. Các chuyên gia khuyến cáo, khi ghi nhận bất cứ dấu hiệu nào như trên, cần gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Mặc dù ít gây ra tổn thương thần kinh nặng nề nhưng nếu không can thiệp hoặc chậm trễ, người bệnh vẫn phải đối mặt với di chứng lâu dài.
Người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh, có cách dự phòng hiệu quả và phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.
Khoa đột quỵ não, Viện Thần kinh
Bệnh viện TWQĐ 108
Truyền thông Bệnh viện