Sustainable Construction
Lorem ipsum dolor...
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm quan trọng, với tỷ lệ mắc và tử vòng hàng năm cao. Bệnh hiện chưa có vacxin phòng bệnh. Vì vậy, việc điều trị bệnh chủ yếu vẫn là chăm sóc từ gia đình và cộng động nhằm giúp giảm các biễn chứng của bệnh, hạn chế số ca cần nhặp viện chăm sóc y tế. Việc chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Dưới đậy là một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng giúp người dân có thể tự chăm sóc cũng như chăm sóc người thân khi bệnh sốt xuất huyết.
Thực phẩm bổ sung cho bệnh nhân Dengue
(Nguồn: https://www.thedailystar.net/health/news/healthy-diet-tips-dengue-patients-1784128)
Bổ sung nước: Cả tình trạng mất nước và rối loạn điện giải đều có thể được xử lý hiệu quả nếu bổ sung nhiều chất lỏng vào chế độ ăn uống. Nước lọc, nước điện giải, súp, nước chanh, nước dừa là một số lựa chọn ưu tiên.
Chế độ ăn: ăn 5 -6 bữa nhỏ thường xuyên: Khi cảm giác thèm ăn thấp, việc giảm khoảng cách ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như buồn nôn và có thể cải thiện cảm giác thèm ăn. Ăn các bữa ăn thường xuyên hơn so với ba bữa ăn chính.
Thực phẩm dễ tiêu hóa: Nên tiêu thụ thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa, đặc biệt khi có các triệu chứng như không dung nạp thức ăn, nôn mửa và tiêu chảy. Kết hợp nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây, nước điện giải, nước chanh, nước dừa tươi, v.v. và ăn các thức ăn như cơm trắng, cháo, sữa trứng, món hầm, mốn mềm dễ tiêu.
Ưu tiên trái cây: Đây là thực phẩm giàu Vitamin C, magie và kẽm, một số bằng chứng cho thấy các loại trái cây như ổi, lựu, kiwi, đu đủ, v.v. hỗ trợ cải thiện sự hấp thu sắt và nó cũng là chất thải sắt. Quả Chà là có tác dụng cải thiện tình trạng giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Quả mơ chứa nhiều chất sắt có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Lựu là loại thực phẩm giàu flavonoid polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, chứa lượng lớn Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Kiwi chứa nhiều Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, folate và kali cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp tăng tiểu cầu và chất điện giải trong cơ thể. Đu đủ có nhiều thành phần có lợi làm tăng số lượng tiểu cầu như folate, papain, chymopapain và kali, Vitamin C và chất xơ. Ổi giàu Vitamin C còn có thể giúp tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
Ngoài ra vẫn cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng nhằm đảm bảo cơ thể có đủ chất để phục hồi.
Nguồn dịch: www.hindustantimes.com
ĐD. Nguyễn Thị Phương, TS.BS. Trịnh Văn Sơn
Khoa Bệnh lây đường máu - Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm
Truyền thông Bệnh viện